Tin tức

Toyota Việt Nam    24.11.2016

Lái xe hơi cho hành trình dài, cần chuẩn bị gì?

Lái xe hơi cho hành trình dài cần chuẩn bị những gì?

Trước những chuyến đi dài, các bác tài cần chuẩn bị và kiểm tra như thế nào đối với chiếc xe hơi và bản thân?

1. Đối với xe hơi
Khi lưu thông những quãng đường xa, điều lo lắng nhất là những trục trặc kỹ thuật khó ngờ. Vì thế, bạn nên thực hiện 7 bước kiểm tra ô tô cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra nhiên liệu và dầu bôi trơn. Dùng que thử dầu (oil dipstick) để kiểm ra dầu máy động cơ. Mức dầu lý tưởng nằm giữa vạch max và min của que và dầu có màu nâu nhạt. Thông thường, sau mỗi sáu tháng hoặc 5.000km lái xe, bạn nên thay dầu động cơ đúng theo quy định nhà sản xuất.
Bước 2: Kiểm tra áp suất lốp xe. Thông thường, lốp xe mất khoảng 0,7 kg hơi sau một tháng vận hành. Vì vậy, bạn nên đến trung tâm chuyên dụng để kiểm tra đúng độ căng của lốp. Đo đạc khi bánh nguội để có kết quả chính xác nhất.
Bước 3: Kiểm tra độ mòn lốp xe. Lốp mềm sẽ bị mòn ở hai bên cạnh, dẫn đến hệ quả sinh nhiệt quá mức và tiêu tốn xăng. Lốp quá căng sẽ bị mòn ở giữa, làm giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đồng xu đặt vào rãnh gai lốp để phát hiện những mòn vẹt bất thường (chiều sâu thông thường của rãnh lốp là 1,6mm). Lưu ý đảm bảo nắp van lốp còn nguyên vẹn, đóng chặt.
Bước 4: Kiểm tra ác-quy. Ác-quy hoạt động tốt khi các điện cực được siết chặt và sạch sẽ, không có hiện tượng cháy xém hay ăn mòn. Nếu xe hơi không được sử dụng khoảng 3 tuần, bình điện ác-quy có khả năng tự xả áp. Xử lý trường hợp này bằng cách ngắt toàn bộ thiết bị tiêu hao điện, sau đó bắt đầu nổ máy, chạy không tải ít nhất 1,5-2 giờ.
Bước 5: Kiểm tra bộ lọc gió. Trong điều kiện thời tiết Việt Nam nóng ẩm, bụi bẩn bám vào tấm lọc nên cần được vệ sinh thường xuyên. Lọc gió sạch này giúp máy điều hoà lấy gió ngoài tốt hơn, vì thế làm mát hiệu quả hơn.
Bước 6: Rửa xe và làm sạch thanh gạt mưa để tầm nhìn quan sát của tài xế được tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn nước lau kính và khăn sạch mang theo.
Bước 7: Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng và các tiện nghi tích hợp (hệ thống âm thanh, hệ thống an toàn, hệ thống báo động, hệ thống điều khiển hành trình...)
2. Đối với bản thân
Điều tiên quyết là cơ thể người lái xe đạt tình trạng sức khoẻ tốt trước mỗi chuyến đi xa. Thêm vào đó, bạn đừng quên chuẩn bị
Bộ sơ cứu cá nhân: Bông băng, nước thuốc sát trùng và những thuốc thông thường như đau đầu, cảm, đầy hơi, táo bón.
Thức ăn dự trữ: Nên chọn những sản phẩm khô, dễ bảo quản như trái cây sấy, thịt hộp đóng gói, bánh mì và nước lọc.
Giấy tờ xe: Chắn chắn rằng bạn đã mang theo cà vẹt xe, phiếu bảo hiểm và các giấy tờ tuỳ thân quan trọng khác.
Dụng cụ hỗ trợ khẩn cấp: Điện thoại (đã lưu số tổng đài cứu hộ), bản đồ, bộ tua vít, kìm, búa nhỏ, đèn pin, khăn lau, chăn nhỏ, cáp điện, xẻng, găng tay
Bên cạnh đó, bạn nên chọn quần áo thoải mái, chú ý tư thế ngồi lái  xe hơi đúng để không bị nhức mỏi. Nói không với các chất kích thích như rượu, bia, café và thuốc lá.

    Các tin khác

  • Bảo dưỡng xe

    16.02.2017
    Đăng bởi: Toyota Việt Nam
    Các loại xe ô tô cần được Kiểm Tra và Bảo Dưỡng thường xuyên để đảm bảo vận hành An Toàn.
  • Túi khí

    23.12.2016
    Đăng bởi: Toyota Việt Nam
    Túi khí không thể thay thế mà chỉ hỗ trợ thêm cho dây an toàn.Túi khí cùng với dây an toàn bảo vệ...
  • Chiến dịch đặc biệt

    16.02.2017
    Đăng bởi: Toyota Việt Nam
    Khi phát hiện những vấn đề liên quan đến an toàn, môi trường hay những vấn đề khác có thể xảy ra ở...
  • Cảnh báo ngập nước

    19.04.2017
    Đăng bởi: Toyota Việt Nam
    Các xe ô tô đang lưu hành hiện nay đều không được thiết kế để đi đường ngập nước.
  • Cảnh báo cháy

    19.04.2017
    Đăng bởi: Toyota Việt Nam
    Hầu hết các vụ cháy xe đều bắt nguồn từ các nguyên nhân không phải do lỗi kỹ thuật của nhà sản...

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Đăng ký
lái thử
Đăng ký lái thử
Đăng ký lái thử

Đặt lịch hẹn
dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ

Tải
bảng giá
Tải bảng giá
Tải bảng giá

Chia sẻ